Hướng dẫn sử dụng máy mài cầm tay an toàn, đúng cách

Máy mài là một trong những dụng cụ cơ khí dùng để mài, đánh bóng, cắt. Để có thể sử dụng máy mài một cách an toàn và đúng cách nhất bạn hãy cùng Điện máy Trung Oanh tìm hiểu cách sử dụng máy mài trong bài viết dưới đây nhé!

1Nguyên tắc sử dụng máy mài góc cầm tay an toàn

Trước khi sử dụng máy mài người dùng cần đảm bảo những nguyên tắc an toàn như sau:

Bảo hộ lao động: Đây là một trong những điều mà người sử dụng thường xuyên không chú ý tới. Sử dụng bảo hộ lao động sẽ giảm thiểu mạt sắt, bụi bặm gây mất an toàn trong khi thực hiện.

Tuỳ theo từng loại công việc mà sử dụng chắn che mặt kính chụp mắt hay kính bảo hộ, mặt nạ chống bụi, đồ dùng bảo hộ tai nghe, găng tay, quần áo bảo hộ…

Điện: Điện là một trong những thứ không thể đùa được khi sử dụng những dụng cụ cầm tay sử dụng điện. Đây là nguyên tắc bắt buộc khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay, hãy kiểm tra phích cắm, ổ cắm, dây dẫn điện đảm bảo không bị dò điện, tránh làm việc nơi ẩm ướt.

Lưu ý không được để dây điện gần thiết bị đang quay, vì dây điện có thể bị cắt hoặc bị quấn vào thiết bị sẽ rất nguy hiểm.

Môi trường làm việc: Đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng.

An toàn cá nhân: Khi làm việc mang trang phục gọn gàng tránh bị vướng mắc vào thiết bị, tắt máy và chỉ đặt xuống khi máy đã dừng hẳn.

Đặc biệt chú ý khi sử dụng máy mài người sử dụng phải luôn có tinh thần tỉnh táo để có thể ứng phó được những trường hợp không may xảy ra. Tùy từng mục đích sử dụng mà người dùng có thể sử dụng máy mài cầm tay khác nhau.

2Hướng dẫn mở/tắt máy

Trước khi cắm điện cho máy mài, luôn kiểm tra xem công tắc trượt có vận hành đúng cách và trở về vị trí “OFF” (TẮT) không.

Để khởi động máy người dùng cần trượt công tắc về vị trí “I” (ON – BẬT).

Khi vận hành liên tục, ấn vào phần trước của công tắc trượt để khóa lại.

Để dừng máy mài, ấn vào phần sau của công tắc trượt, rồi trượt về vị trí “O” (OFF – Tắt).

Đây sẽ là nguyên tắc cơ bản khi tháo lắp máy mài cầm tay mà ai cũng nên biết!

3 Sử dụng máy mài góc đúng cách

Khi sử dụng máy mài góc để cắt: Đặt máy vuông góc với mặt phẳng cần cắt và kéo theo hướng từ ngoài vào.

Khi sử dụng để mài: Đặt máy nghiêng góc 30 – 35 độ so với mặt phẳng cần mài.

Thao tác an toàn với vành chắn bảo vệ: để đảm bảo an toàn tối đa hãy luôn sử dụng vành chắn bảo vệ để tránh các mảnh vật liệu bắn ra, lắp hướng vành chắn quay về phía trong lòng người sử dụng. Sử dụng tay cầm phụ đúng cách để có được hiệu suất làm việc tốt nhất.

4Hướng dẫn tháo lắp đá mài vào trục đúng cách

Lắp theo đúng chiều đá, đá và trục phải cùng kích thước và khớp nhau. Sau đó, phải dùng chìa khóa chuyên dụng để siết chặt đá vào vai trục. Nếu đá mài và trục không khớp nhau sẽ dẫn đến đá bị rung mạnh, phải dừng ngay để kiểm tra.

Mọi người cần chú ý đá mài phải đặt đồng tâm với lỗ đặt đá. Mặt sau của đá phải sát với vòng đệm của vai trục. Mặt trước của đá có vòng đệm và phải được siết chặt ốc.

Khi chênh lệch đường kính giữa 2 đá là trên 40% hoặc chỉ có một đá thì mọi người tuyệt đối không nên sử dụng máy để đảm bảo an toàn.

Khi lắp đá mài tuyệt đối không được dùng búa để đóng vào đai ốc.

5Lưu ý khi sử dụng máy mài

Lưu ý sử dụng máy mài an toàn

  • Sử dụng máy mài chính hãng, chất lượng và đảm bảo an toàn ở mức tuyệt đối.
  • Chỉ sử dụng máy mài đúng mục đích sử dụng.
  • Khi vận hành máy mài cầm tay cần đặc biệt chú ý tới góc mài như đã nói ở trên.
  • Khi thực hiện mài cần kiểm tra an toàn của máy trước khi thực hiện.
  • Tư thế khi sử dụng máy mài cầm tay phải vững để tránh trường hợp máy bị nảy.
  • Khi sử dụng máy mài không cầm nắm vào lưỡi dao tránh trường hợp gây thương tích, cực kì nguy hiểm.
  • Thường xuyên vệ sinh bộ dụng cụ.
  • Không vận hành máy mài ở những nơi không an toàn. Nhất là nơi dễ cháy nổ, gần nơi có chất lỏng hoặc điều kiện thời tiết không tốt.
  • Chỉ sử dụng lưỡi dao phù hợp với máy mài đang sử dụng.

Những nguy hiểm nếu sử dụng máy mài cầm tay sai cách

  • Văng bắn: Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra như dụng cụ cắt, đá mài, phôi, khía cạnh gia công,….
  • Điện giật: Do hở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, từ các dây dẫn, cầu dao điện, ổ cắm điện…
  • Bỏng: Kim mẫu nóng, vật liệu được làm nóng do ma sát.
  • Nhiễm độc: Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua giai đoạn thao tác, tiếp xúc…
  • Bụi công nghiệp: Gây những tổn thương cơ học, bụi độc hay nhiễm độc sinh ra những bệnh ngoài da, gây cháy nổ, hoặc ẩm điện gây ngắn mạch…
  • Nguy hiểm nổ: Nổ hóa học và nổ vật lý.
  • Va quệt: Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những mấu lồi gây vướng làm chấn thương.
  • Bụi kim loại và bụi đá bắn ra mọi phía có thể vào mắt công nhân hay bay ra làm ô nhiễm không khí dễ thâm nhập vào phổi dẫn tới bệnh bụi phổi.
  • Trong khi mài bằng tay, tay có thể chạm vào bánh mài gây chấn thương.
  • Mảnh vỡ của đá mài có thể gây sát thương cho người đứng mài hoặc người làm việc gần đó.

Danh mục sản phẩm